CHỐNG THẤM ẨM CHÂN TƯỜNG (CÔNG NGHỆ AUSTRALIA)

CHỐNG THẤM ẨM CHÂN TƯỜNG (CÔNG NGHỆ AUSTRALIA)

Hiện tượng thấm ẩm chân tường hiện nay xảy ra rất nhiều trong các công trình xây dựng đặc biệt là các công trình cũ có dấu hiệu xuống cấp. Hiện tượng thấm ẩm từ chân tường gây bong tróc lớp sơn bả, mốc đen lớp sơn tường nhà. Trong ngành xây dựng nói chung hay ngành chống thấm nói riêng, việc xử lý chân tường thấm nước, do hơi nước ẩm thấm ngược lên là một trong số bệnh khó sửa chữa nhất. Sau đây chúng tôi liệt kê một số phương pháp mà các công ty chống thấm đưa ra nhưng tất cả các phương pháp chỉ được một thời gian ngắn 6 tháng –> 1 năm sau đó lại bị thấm ẩm, bong tróc rêu mốc sơn tường:

Phương án ốp gạch hoặc đá trang trí cao 1 -2 mét: Xét về mặt mỹ quan thì phương án này làm giảm mỹ quan ngôi nhà, thường khi ốp cao 1-2 mét sau đó hơi ẩm vẫn dẫn ngược tiếp tục lên cao để phá các đoạn tường còn hở.

Phương án dán giấy dán tường chống ẩm: Tất cả các loại giấy dán tường đều che đi khoảng tường bị thấm ẩm mốc, sau một thời gian dán vào thì giấy sẽ bị bong hoặc mốc, do hơi ẩm không thoát được tích tụ lâu ngày sẽ phá ra ngoài. 

Phương án đục bỏ hàng chân tường và đổ bê tông hoặc vữa tự chảy tạo dầm cách ẩm: đục bỏ  20 – 30 cm để tạo ra “giằng móng bê tông mới ngăn hơi ẩm. L> Phương pháp này nghe chừng rất ổn nhưng trong quá trình thi công, việc đổ cách ra như vậy sẽ tạo các khe nối nên hơi ẩm vẫn lọt qua, đồng thời phương pháp này làm ảnh hưởng tới kết cấu toàn bộ tường, gây nứt tường, do sau khi đổ bê tông co ngót dẫn tới phần kết cấu tường phía trên sụt xuống.

Phương án đục toàn bộ lớp vữa trát tính từ sàn lên khoảng 0,5 – 1 m, sau đó quét hóa chất gốc xi măng mạng tinh thể, trát lại bằng vữa có trộn phụ gia Latex hoặc các loại khác …. L> Phương pháp này hoàn toàn không triệt để, hơi nước ẩm vẫn trong mạch vữa và tiếp tục mao dẫn lên trên khoảng chân tường đã xử lý, đồng thời tường vữa trát vẫn hút nước, hơi ẩm hoàn toàn xâm nhập vào và thấm mao dẫn lên trên cao.

Phương án đục bỏ hết toàn bộ khoảng tường và quét chống thấm rồi trát lại bằng phụ gia trộn với vữa tốt. L> Phương pháp này được đa số các công trình dân dụng tại Việt Nam sử dụng nhưng 100% đều bị thấm lại sau 1-2 năm sử dụng, thậm chí chỉ một vài tháng tường lại ẩm mốc bong tróc sơn. Vì việc trát lại như vậy hơi ẩm hơi nước thấm vẫn không xử lý triệt để, lượng muối nitrat, sunfat vẫn còn trong tường, tường trát lại dù có phụ gia tốt tới đâu thì vẫn có các mao dẫn, lỗ rộng, bị nứt rạn nhỏ chân chim. Chính vì thế chúng tôi gặp những nhà đục đi trát lại tường không biết bao nhiêu lần mà vẫn không hết thấm, rất tốn kém mà hiệu quả không thấy đâu.

Trên đây chúng tôi liệt kê các phương pháp cũ, các phương pháp truyền thống mà chủ nhà, các công ty xây dựng, đội thợ sửa chữa, các công ty chống thấm thường sử dụng, nhưng với các phương pháp này chỉ giải quyết tạm thời, chứ không giải quyết triệt để được nguồn gốc gây thấm ẩm chân tường. Dưới đây là nguyên nhân gây ra thấm ẩm chân tường nhà.

Nguyên nhân thấm ẩm chân tường: Hiện tượng thấm chân tường chủ yếu các trường hợp sau: nhà cũ xây tường chịu lực không có móng bê tông cách ẩm, hoặc có móng nhưng tôn nền cao hơn giằng móng bê tông cách ẩm hoặc nhà mới nhưng tôn nền cao hơn giằng bê tông, tường giáp lai liền kề với hàng xóm. Với những  ngôi nhà ở các vị trí thấp trũng, giáp biển, ao hồ thì mức độ thấm chân tường thường rất nặng, phá hủy mục nát hết kết cấu tường nhà. Nước, hơi ẩm từ đất nền mao dẫn lên theo những mạch vữa xây  và gạch xây thông qua một hệ mà gọi là “mao dẫn bấc thấm”. Lượng nước này âm ỉ thường xuyên sau đó lan dần lên cao, giống với hiện tượng bấc thấm đèn dầu. Chiều cao mà hơi ẩm có thể dâng cao phụ thuộc vào độ rỗng của gạch và vữa, mức độ bay hơi, độ ẩm, nhất là ở Việt Nam vào mùa xuân trời nồm ẩm và mùa hè mưa nhiều. Khi vật liệu càng xốp, độ cao của nước xâm nhập vào càng cao, thời gian càng lâu tường nhà bị ngấm gây mùn mục, nước rồi các loại muối sẽ ăn mòn và phá hủy kết cấu tường nhà.

Hình 1: Hình mô phỏng hiện tượng thấm ẩm mao dẫn chân tường gây ẩm mốc, bong tróc sơn

Chính vì hạng mục chống thấm – chống ẩm chân tường là hạng mục sửa chữa rất khó nên rất nhiều năm qua chống thấm Tech Dry đã tìm hiểu, trao đổi với rất nhiều chuyên gia của các hãng hóa chất chống thấm nước Anh, Úc, Mỹ, Đức, Châu Âu để tìm ra biện pháp xử lý thấm ẩm chân tường triệt để nhất, giá thành hợp lý. Đó là sử dụng dung dịch chống thấm đặc biệt với cơ chế phản ứng tạo thành Silic cách ẩm, cách nước xử lý chân tường bị thấm, xử lý nhanh, không phải đục phá nhiều và chống thấm – chống ẩm chân tường gần như tuyệt đối. Phương pháp này hình dung đơn giản đó là “Bơm hóa chất vào chân tường” Đây là phương pháp mà trên Thế giới áp dụng rất phổ biến, có thể nói phương pháp này giải quyết triệt để tình trạng thấm ẩm chân tường, độ bền rất cao 30 – 40 năm. Vì vậy Tech Dry Việt Nam rất tự hào là công ty chống thấm tiên phong ở Việt Nam áp dụng thành công giải pháp xử lý chống thấm, chống ẩm chân tường.

Quy trình chống thấm chân tường bằng cách bơm hóa chất Water Seal DPC vào mạch vữa:

1. Vật liệu sử dụng:

Water Seal DPC : Là hóa chất chống thấm tinh thể thẩm thấu, tác dụng thẩm thấu vào vữa và gạch, phản ứng Silic tạo thành Gel bịt kín các lỗ mao rỗng, các vết nứt rạn, tạo ra một lớp chống thấm, chống ẩm, ngăn nước và hơi ẩm mao dẫn vĩnh viễn.

Fosmix Liquid N800: Phụ gia chống thấm ngược trộn vữa.

2. Quy trình thi công (Hình ảnh thi công thực tế):

Bước 1: Đục tẩy toàn bộ lớp vữa ở phần chân tường, thông thường đục tính từ mặt sàn lên khoảng 30 – 40 cm. Tùy theo mức độ thấm chân tường và cốt nền.

Bước 2: Khoan lỗ để bơm hóa chất

– Có 2 trường hợp:

– Với tường gạch xây 110 mm: Xác định mạch chống thấm, sau đó khoan hạng mạch bên trên mạch chống thấm.

Sử dụng mũi khoan phi 14,  khoan hàng thứ nhất vào chính giữa mạch chống thấm và vuông góc 90 độ so với tường, độ sâu khoảng 8 cm.

Đầu tiên khoan lỗ khoan thẳng mạch, vuông góc tường

Sau đó khoan mạch phía trên mạch chống thấm, khoan góc 50 – 55 độ so với tường, độ sâu mũi khoan 10 – 11 cm sao cho chạm tới mạch vữa, khoảng cách các lỗ khoan là 10 cm.

Khoan hàng mạch phía trên mạch chống thấm góc 50 – 55 độ để giao nhau với lỗ khoan thẳng

– Với tường 220 mm: Khoan giống tường 110 mm, chỉ khác là độ sâu của mũi khoan mạch vữa chống thấm là 18 cm.

Lỗ khoan thẳng vuông góc tường tác dụng để chứa hóa chất, giúp hóa chất chống thấm thẩm thấu từ từ mạch vữa. Lỗ khoan chéo 50 độ tác dụng để gắn ống và bơm hóa chất dẫn xuống mạch chống thấm.

Bước 3:  Vệ sinh lỗ khoan. Trám lỗ khoan thẳng, vuông góc với tường để ngăn hóa chất chảy ra ngoài.

Dùng máy hút hoặc máy thổi sạch bụi trong lỗ khoan. Dùng vữa có trộn Fosmix Liquid N800 bịt kín lỗ khoan hàng mạch chống thấm để tránh hóa chất chống thấm chảy ra ngoài.

Bước 4: Lắc đều can chứa dung dịch Water Seal DPC sau đó đổ vào bình chứa rồi rót trực tiếp vào các lỗ khoan. Chú ý rót từ nhiềulần liên tục mục để dung dịch thấm sâu nhất có thể vào các mạch.  Định mức Water Seal DPC: Với tường gạch đôi dày 220 mm sử dụng 2,5 – 3 lít / mét dài, với tường đơn 110 mm sử dụng 1,5 lít / mét dài.

Khi đó Water Seal DPC thấm sâu vào lớp gạch, mạch vữa phản ứng Silicate tạo lớp màng ngăn để ngăn hơi ẩm hay nước “thấm mao dẫn”. Tùy theo độ hút và độ rỗng mạch vữa xây khác nhau, quá trình bơm thường liên tục trong vòng 2 -3 giờ đồng hồ cho đủ định mức.

Hình ảnh: Thợ bơm hóa chất Water Seal DPC chống thấm chân tường bằng bình bơm áp lực thấp. 

Bước 5: Trát chân tường bằng vữa có trộn phụ gia Fosmix Liquid N800

Tiếp tục trộn phụ gia trát chống thấm ngược Fosmix Liquid N800 với vữa theo tỷ lệ: 1 lít Fosmix Liquid N800 : 5 lít nước rồi trộn với hỗn hợp xi măng và cát theo tỷ lệ (1 xi:3 cát). Trộn đều hỗn hợp vữa chống thấm nói trên rồi trát phần chân tường đã đục ra bơm hóa chất chống thấm chống ẩm trước đó.


http://www.youtube.com/embed/Ox9p_kF9vKg?rel=0

Video: Quy trình chống thấm – chống ẩm chân tường bằng Water Seal DPC 

Ghi chú:

– Water Seal DPC là dạng hóa chất thẩm thấu chuyên dụng để chống ẩm chân tường. Dung dịch Water Seal DPC sau khi thẩm thấu sẽ biến vữa xây, gạch thành hợp chất Silic không hoà tan và lắng đọng trong các mao quản mao mạch làm chúng hẹp lại hoặc lấp đầy hoàn toàn. Như vậy là lớp mao chắn dẫn sẽ thành lớp chống thấm và khí ẩm không có khả năng thẩm thấu lên. Độ bền lớp chống thấm rất cao, 20- 30 năm.

– Tạo ra lớp chống thấm kín, liên tục với bề mặt.

– Ngăn sự thâm nhập mao dẫn của nước, giảm rêu mốc, và vết ố.

– Với kinh nghiệm xử lý thi công và đã thử rất nhiều các phương pháp khác thì đây là phương pháp hiệu quả và triệt để nhất để chống thấm chân tường.

– Độ bền: > 20 năm

Một vài chia sẻ:

– Trước khi tiến hành sửa chữa chống thấm nhà và công trình một cách chất lượng cần thiết phải phân tích hư hại một cách tỉ mỉ. Phải biết được hiện trạng, thông số của công trình bao gồm: tuổi công trình, vị trí thấm, mực nước ngầm, kết cấu xây dựng. Từ đó mới đưa ra được quy trình xử lý triệt để, định mức vật liệu phù hợp, thi công đạt chất lượng tốt nhất.

– Qua kinh nghiệm thi công nhiều năm, chúng tôi thấy có rất nhiều người thường không tìm hiểu kỹ càng quy trình, phương pháp thi công, sửa chữa chống thấm, vẫn có lối mòn suy nghĩ áp dụng các phương pháp truyền thống rất tai hại, mặc dù giá thành rẻ nhưng sửa đi sửa lại nhiều lần thành ra giá sửa chữa đội lên rất cao nhưng lại không triệt để. Có những ngôi nhà lâu năm 10 – 20 năm, đục ra trát lại  5 – 7 lần, vữa trộn với các phụ gia chống thấm sika latex, polymer, CT-11 A, … nhưng vẫn thấm, tiếp tục ốp gạch cao 1 – 2 mét hơi ẩm tiếp tục phá hủy lớp trên, mỗi năm sơn tường lại vài ba lần, giấy dán tường dày mỏng các loại nhưng thấm ẩm không xử lý được, mỗi khi trời nồm ẩm trong nhà mùi rất khó chịu. Sửa nhiều thành ra chán nản, vừa tốn kém vừa không xử lý được nên đành chấp nhận ở đợi xây nhà mới. Đây là các câu chuyện thực tế mà các chủ nhà đã chia sẻ với chúng tôi, hy vọng chúng ta có cách nhìn nhận đúng đắn hơn, tìm hiểu kỹ càng hơn để xử lý triệt để chống thấm tận gốc cho ngôi nhà của mình.

Share this post