CHỐNG THẤM LỘ THIÊN – XU HƯỚNG XÂY DỰNG

CHỐNG THẤM LỘ THIÊN – XU HƯỚNG XÂY DỰNG

Chống thấm lộ thiên là một trong những giải pháp đã có từ lâu tại các quốc gia phát triển nhưng mới tại Việt nam để bảo vệ và kéo dài tuổi thọ của các công trình vì nó có những ưu điểm về tính thẩm mỹ và tiến độ thi công cũng như độ bền của vật liệu.

1. Sơn chống thấm lộ thiên là gì?

Sơn chống thấm lộ thiên trong trường hợp này là một sản phẩm chịu được thời tiết, có độ bền cao và giãn dài tốt, đặc biết bám dính tốt với nền nhằm bảo vệ công trình trước các tác động xấu từ bên ngoài. Nhờ đó kéo dài tuổi thọ và hạn chế các tai nạn không mong muốn trong quá trình sử dụng. Hiện nay loại sơn chống thấm phổ biến là sơn chống thấm gốc polyurethane.

Hình ảnh một khu phố nhỏ Hàn Quốc nhìn từ trên cao, các mái nhà gần như đều được chống thấm gốc Polyurethane
Hình ảnh: Công trình chống thấm mái tại Lào Cai

Chống thấm công trình lộ thiên bằng polyurethane gồm có ba lớp sơn: Lớp sơn lót ở trong cùng giúp tăng độ bám dính của sơn, lớp sơn phủ màu với mục đích chống thấm là thành phần quyết định đến tác dụng của sơn chống thấm, bên ngoài cùng là một lớp phủ để bảo vệ bề mặt sơn chống thấm.

2. Tại sao nên chống thấm cho công trình lộ thiên?

Công trình chống thấm lộ thiên có thể chịu trực tiếp ảnh hưởng từ môi trường ngoài. Bề mặt ngoài của công trình hứng chịu mọi tác nhân gây phá hỏng công trình, bao gồm nhiệt độ, gió, mưa bão gây hao mòn, tia cực tím, các va đập cơ học gây nứt vỡ, các hóa chất, nước ăn mòn công trình,… Chính vì thế, việc sử dụng sơn chống thấm lộ thiên là rất cần thiết.

Để bảo vệ các công trình lộ thiên, sơn chống thấm có các đặc tính là:

– Sơn chống thấm lộ thiên đề kháng rất tốt với nước, dầu mỡ, hóa chất. Đây là những chất hàng đầu gây ăn mòn phá hủy công trình.

– Sơn chống thấm polyurethane có khả năng co giãn tốt, độ co giãn có thể lên tới 600%, rất thích hợp cho các bề mặt dễ bị giãn nở do nhiệt độ hay bề mặt dễ bị nứt.

– Khả năng bám dính tốt trên nhiều bề mặt khác nhau như gạch đá, bê tông, hồ vữa, kim loại, gỗ, nhựa,… Nhờ vậy mà có thể ứng dụng rộng rãi cho nhiều loại bề mặt lộ thiên khác nhau.

– Khả năng chống chịu, đề kháng tốt với các thay đổi của thời tiết như nhiệt độ cao, mưa gió, tia cực tím,…

– Đặc tính nhanh khô, sau khi thi công xong sẽ hình thành nên lớp chống thấm liền mảnh không mối nối, khả năng phản chiếu ánh nắng tốt.

Chính nhờ những đặc tính trên mà sơn chống thấm, đặc biệt là loại sớn polyurethane có khả năng bảo vệ công trình của bạn.

3. Hướng dẫn thi công sơn chống thấm lộ thiên

Như đã tìm hiểu, khi tiến hành sơn chống thấm lộ thiên sẽ trải qua ba bước bao gồm: thi công lớp sơn lót để tăng độ bám dính cho bề mặt và lớp sơn chính, thi công lớp sơn chính có tác dụng quyết định, và thi công lớp sơn phủ ngoài giúp bảo vệ lớp sơn chính. Cụ thể về quy trình thi công sơn chống thấm công trình lộ thiên sẽ trải qua các bước sau:

Bước 1: Chuẩn bị bề mặt thi công

  • Bề mặt thi công có thể là bê tông, hồ vữa, kim loại, nhựa, gỗ,… Thường là kim loại hoặc bê tông, đối với bê tông thì phải được bảo dưỡng trên 28 ngày.
  • Bề mặt phải khô ráo, sạch sẽ, được loại bỏ nước và dầu mỡ, đất bẩn, hóa chất.
  • Bề mặt phải được loại bỏ lớp nền cũ bằng máy mài sắc.
Mài sạch để lộ bề mặt bê tông

Bước 2: Phủ lớp sơn lót

  • Mục đích của lớp sơn lót là giúp cho lớp sơn chính bám dính tốt hơn, đồng thời làm tăng độ chịu lực, chống nước, độ co giãn cho tổng thể lớp chống thấm.
  • Chỉ thi công lớp sơn lót khi bề mặt thi công đảm bảo về độ phẳng, độ chắc, độ ẩm và sạch sẽ.
  • Có thể thi công 1 – 2 lớp sơn lót bằng con lăn, chổi quét hoặc máy phun chuyên dụng.
  • Để khô sau đó tiến hành bước 3. Thời gian khô dài ngắn tùy thuộc vào nhiệt độ, độ ẩm và tốc độ gió của môi trường, thông thường là 1 giờ sau khi thi công xong.
Sơn lót NEWTEC-PRIMER sau khi phủ trên bề mặt bê tông tạo lớp kết dính

Bước 3: Sơn phủ lớp chống thấm

  • Sau khi lớp sơn lót khô, tiến hành sơn phủ lớp polyurethane.
  • Sơn chống thấm có thể là 1 thành phần hoặc 2 thành phần. Đối với sơn 1 thành phần thì chỉ cần mở hộp trộn đều và thi công. Đối với sơn 2 thành phần thì cần trộn đều 2 thành phần theo hướng dẫn của nhà sản xuất rồi tiến hành thi công.
  • Tiến hành thi công bằng cách đổ sơn lên bề mặt rồi dùng chổi quét hoặc dùng gạt dàn đều lớp sơn, hoặc sử dụng dụng cụ phun chuyên dụng.
  • Sử dụng rulo gai để phá bọt bề mặt ngay sau khi thi công sơn xong.

Bước 4: Phủ lớp sơn ngoài

  • Sau khi lớp sơn chính khô thì tiến hành sơn lớp phủ bảo vệ.
  • Thi công lớp sơn phủ ngoài bằng rulo hoặc máy phun sơn chuyên dụng.
  • Có thể làm tăng hiệu quả bảo vệ bằng cách rắc cát khô hoàn toàn lên bề mặt lớp sơn chính sau khi thi công khoảng 90 phút, sau đó mới tiến hành thi công lớp sơn phủ bảo vệ.

Trong suốt quá trình thi công, công nhân cần mang đồ bảo vệ da và mắt, hít thở dung môi kéo dài hơi nước, hạn chế tiếp xúc trực tiếp với sơn khi chưa khô. Môi trường thi công tránh xa lửa và phải được thông gió đầy đủ.

Hình ảnh ban công sau khi hoàn thiện lớp phủ cuối cùng của hệ sơn chống thấm lộ thiên

4. CÔNG TY TNHH HABOHOME – đơn vị phân phối, thi công sản phẩm sơn chống thấm lộ thiên chính hãng

Hiện nay có rất nhiều đơn vị chuyên cung cấp dịch vụ thi công các sản phẩm về sơn chống thấm để đáp ứng nhu cầu thị trường. Trong số đó, HABOHOME chính là một đơn vị uy tín, tin cậy để khách hàng có thể tin dùng các sản phẩm sơn chính hãng với giá tốt nhất.

Thông tin chi tiết về các sản phẩm sơn chống thấm và sơn chống thấm lộ thiên các bạn vui lòng liên hệ với HaboGroup nhé.

Share this post