XỬ LÝ NỨT | NHỮNG CÂU HỎI THƯỜNG GẶP

XỬ LÝ NỨT | NHỮNG CÂU HỎI THƯỜNG GẶP

Nứt công trình là hiện tượng phổ biến và các kỹ sư thường là người được yêu cầu tìm ra nguyên nhân và thực hiện các biện pháp xử lý nứt. Để thực hiện xử lý nứt một cách có hiệu quả, điều quan trọng là phải hiểu rõ các nguyên nhân gây ra nứt. Để điều tra các nguyên nhân gây nứt, cần phải quan sát kỹ vị trí, hình dạng, kích thước, chiều sâu, đặc tính của vết nứt, và thu thập thông tin về quá trình thi công, thời gian thi công và lịch sử công trình. Kỹ sư cũng cần tìm hiểu thời điểm bắt đầu xuất hiện vết nứt và xem vết nứt còn tiếp tục phát triển hay đã dừng.

Mục đích chính của việc xử lý nứt là phục hồi lại tính thẩm mỹ, giảm rủi ro nứt gây ảnh hưởng đến công trình và bảo đảm tuổi thọ cho công trình và sự an toàn. Trước khi xử lý nứt, cần xem vết nứt còn tiếp tục phát triển hay đã dừng. Nứt do chuyển vị nhiệt thường sẽ vẫn xảy ra sau khi xử lý bằng vữa thông thường, nên cần phải xử lý bằng vật liệu trám đàn hồi. Nứt tường gạch do lún móng, nếu có nguy cơ tiếp tục nứt, cần phải xử lý bằng cách thay thế gạch nứt. | Một số câu hỏi cần trả lời khi xác định nguyên nhân gây nứt

  1. Thời điểm bắt đầu xuất hiện nứt
  2. Chiều rộng, chiều sâu vết nứt
  3. Điểm đầu, điểm cuối, vị trí
  4. Kiểu nứt: ngang, dọc, chéo, trong nhà, ngoài nhà, ở vị trí trong tường, tiếp giáp tường-dầm/cột
  5. Nứt trên mặt hay sâu vào tường

Nứt công trình thường xảy ra ở phần tường, trên các cấu kiện bê tông cốt thép, tường gạch, tường trát vữa, sàn, lối đi, sàn mái, tấm tường vv. Điểm cần lưu ý là cần tập trung vào việc ngăn ngừa nứt vì trong nhiều trường hợp, rất khó để có phương án xử lý nứt hoàn toàn. Bài viết này sẽ trình bày tổng hợp những câu hỏi thường gặp trong xử lý nứt, liệt kê các dạng nứt thường gặp, nguyên nhân và cách xử lý nứt. Tài liệu tham khảo

  • Thông số kỹ thuật bộ kit xử lý nứt RF134
  • Handbook on causes and prevention of cracks in buildings
  • Thực tế các dự án triển khai tại Thái Lan và Việt nam

Các dạng nứt thường gặp, nguyên nhân và cách xử lý

Nứt dọc giữa tường cột bê tông

Nứt dọc giữa tường cột bê tông

Nứt dọc giữa tường cột bê tông

Nguyên nhân: Nứt do giãn nở gây ra bởi sự thay đổi nhiệt độ, đôi khi do cả giãn nở của tường gạch gây ra bởi độ ẩm, thường xuất hiện vào mùa nóng. Công trình được xây dựng vào mùa đông thường bị nứt nhiều hơn. Cách xử lý:

Read more

Nứt dọc gần góc tường ở mặt trước của tòa nhà có tường cánh ngắn

Nứt dọc gần góc tường ở mặt trước của tòa nhà có tường cánh ngắn

Nứt dọc tại góc của tầng trên cùng của tòa nhà

Nứt dọc tại góc của tầng trên cùng của tòa nhà

Nứt dọc bên dưới lanh lô cửa

Nứt dọc bên dưới lanh lô cửa

Nứt dọc quanh cầu thang

Nứt dọc quanh cầu thang

Nứt dọc quanh ban công

Nứt dọc quanh ban công

Nứt ngang ở tầng trên cùng bên dưới tấm bê tông đúc sẵn

Nứt ngang ở tầng trên cùng bên dưới tấm bê tông đúc sẵn

Nứt ngang ở tầng trên cùng, nứt ở trên dầm

Nứt ngang ở tầng trên cùng, nứt ở trên dầm

Nứt ngang quanh lanh tô cửa

Nứt ngang quanh lanh tô cửa

Nứt ngang ở tầng trên cùng của tòa nhà tại các góc

Nứt ngang ở tầng trên cùng của tòa nhà tại các góc

Nứt ngang tại góc đầu cột giáp mái che

Nứt ngang tại góc đầu cột giáp mái che

Nứt chéo tại góc tòa nhà

Nứt chéo tại góc tòa nhà

Nứt dọc tại vị trí tiếp giáp giữa phần xây cũ và phần mở rộng

Nứt dọc tại vị trí tiếp giáp giữa phần xây cũ và phần mở rộng

Nứt dọc tại vị trí khe nối giữa cột bê tông và khối xây trong khung kết cấu chịu lực

Nứt dọc tại vị trí khe nối giữa cột bê tông và khối xây trong khung kết cấu chịu lực

Nứt chéo tường ở vị trí giáp trần

Nứt chéo tường ở vị trí giáp trần

Nứt chéo ở phần lanh tô bằng bê tông cốt thép có nhịp lớn

Nứt chéo ở phần lanh tô bằng bê tông cốt thép có nhịp lớn

Tường ngăn trong các kết cấu chịu lực

Tường ngăn trong các kết cấu chịu lực

Tường ngăn trong các kết cấu khung bê tông cốt thép

Tường ngăn trong các kết cấu khung bê tông cốt thép

Nứt tường độc lập, tường chắn

a) Nứt dọc xuất hiện với khoảng cách 5-8m và tại các vị trí đổi hướng. Các vết này là do co ngót khi khô kết hợp với co nhiệt. Vết nứt có xu hướng nhỏ lại vào mùa nóng. Có thể xử lý bằng cách rạch mở rộng và trám bằng vữa nghèo. Nếu trước đó chưa bố trí khe co giãn, thì có thể rạch và bố trí khe co giãn mới. b) Nứt chéo tường ở phần đỉnh – do lún nền móng. Nếu nứt lớn, ảnh hưởng đến sự ổn định của tường, cần phá dỡ và làm lại, xử lý nền móng. c) Nứt chéo tường ở phần chân – nếu có cây cạnh chân tường, nứt khả năng do dễ cây mọc ngược ở phần nền móng. Cần loại bỏ phần dễ cây đâm vào móng, xử lý lại phần tường bị hỏng. d) Đá ốp đỉnh tường bị cong và xuất hiện nứt ngang bên dưới lớp đá ốp – Nứt xảy ra khi tường được xây giữa 2 kết cấu nặng, là hệ khung cứng và không bố trí khe co giãn cho đá ốp (hình 14). Phương pháp xử lý là ốp lại phần đá ốp bị vênh và bố trí khe co giãn tại các vị trí phù hợp. e) Nứt ngang tại khe nối tường độc lập – nếu có nứt ngang tại khe nối của khối xây 2-3 năm sau khi xây dựng, thì khả năng do tường thường xuyên bị ẩm, vữa yếu và nứt là do tác động của sulphate.

Share this post